“Câu hỏi của đại biểu thực sự là khó. Nhưng với sự hiểu biết hạn chế của mình, tôi cố gắng nêu quan điểm cá nhân”, Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, trước hết là làm sao tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà không giảm tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, công chức. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói, làm sao “đánh chuột không vỡ bình”.
Tổng Kiểm toán cho rằng, phải xây dựng thiết chế phòng ngừa hiệu quả, chặt chẽ để không thể tham nhũng.
Cùng với đó là xây dựng thiết chế về phát hiện, xử lý nghiêm minh để không dám tham nhũng; xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý để không muốn và không cần tham nhũng. Có như vậy công tác phòng chống tham nhũng mới hiệu quả.
Về việc đùn đẩy né tránh, sợ trách nhiệm, theo ông Ngô Văn Tuấn, có 3 nguyên nhân: Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; trình độ, năng lực chưa theo kịp yêu cầu; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát.
Để khắc phục tình trạng trên, Tổng Kiểm toán cho rằng, trước hết phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ năng lực và đặc biệt phải hoàn thiện thể chế để quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng công chức. Trong đó quy định công chức ngồi vào mỗi vị trí phải làm gì, không được làm gì và gắn với quyền lợi cụ thể.
Luân chuyển cán bộ để hạn chế quan hệ thân hữu
Đại biểu Triệu Thị Huyền (đoàn Yên Bái) đặt câu hỏi: “Mô hình Kiểm toán Nhà nước theo khu vực có đảm bảo được tính độc lập, tính khách quan?”.
Theo bà, hiện nay mô hình tổ chức Kiểm toán Nhà nước đang được phân theo khu vực, trong đó một khu vực sẽ thực hiện kiểm toán thường xuyên đối với một địa bàn.
“Mô hình tổ chức này có đảm bảo được tính độc lập, khách quan và liệu có thể nảy sinh những tiêu cực cho mối quan hệ giữa kiểm toán khu vực và các địa phương hay không? Giải pháp của Kiểm toán Nhà nước trong vấn đề này là gì?”, nữ đại biểu nêu.
Trả lời, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho rằng, việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành luôn là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất. Thực hiện quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng tiêu cực, Kiểm toán Nhà nước làm rất mạnh trong việc luân chuyển, luân phiên điều động cán bộ.
Trong vòng 2-3 năm, phải luân phiên, luân chuyển trong công tác kiểm toán và chỉ đạo kiểm toán từng địa phương và khu vực. Trong đó có luân chuyển từ trụ sở chính về khu vực hoặc trong nội bộ khu vực; luân chuyển địa bàn, luân chuyển lĩnh vực.
Liên quan đến mô hình tổ chức, ông Tuấn cho hay, ngành kiểm toán được phân 1.974 biên chế, hiện có mặt 1.864 và tổ chức theo 32 đơn vị, 8 cơ quan tham mưu, 8 cơ quan chuyên ngành, 13 khu vực và 3 đơn vị sự nghiệp.
“Chúng tôi có chỉ đạo luân phiên trong công tác kiểm toán, và chỉ đạo kiểm toán đối với từng địa phương, khu vực”, Tổng Kiểm toán khẳng định.
Ông bày tỏ hy vọng những giải pháp như vậy giúp hạn chế được quan hệ thân hữu, hạn chế tối đa tham nhũng, tiêu cực.
Một Chủ nhật, tôi có hẹn bên ngoài vào giờ cơm trưa, cô con gái 13 tuổi của tôi gọi cho mẹ và báo rằng con đang đói. Khi nghe tôi nói mẹ ở ngoài, con gái tôi liền trách: “Sao mẹ về trễ mà không chuẩn bị bữa ăn trước?”. Con bé không hề bận tâm mẹ có việc gì và vì sao phải ở ngoài đường vào giờ cơm. Đó chỉ là một cuộc điện thoại bình thường nhưng khiến tôi suy nghĩ mãi.
Không biết từ khi nào tôi đã trở thành người giải quyết mọi vấn đề giùm con, từ nhu cầu cơ bản nhất là tự kiếm cơm để ăn khi đói. Giọng con bình thản như thể đó chính là trách nhiệm của mẹ. Tôi bần thần tự hỏi: “Mình đã làm gì con mình?”.
Nhận diện những đứa trẻ được nuông chiều thái quá
Không khó để chúng ta có thể bắt gặp quanh mình những đứa trẻ được cưng chiều quá mức. Thực tế, việc nuôi dạy một đứa trẻ cần rất nhiều kỹ năng nhưng đa phần chúng ta lại nương theo bản năng mà dạy con. Bây giờ, trong việc yêu chiều một đứa trẻ, chẳng còn ranh giới nào giữa hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế hay trình độ nhận thức của cha mẹ.
Cách đây vài hôm, trong một quán cà phê, tôi tình cờ chứng kiến cảnh một đứa trẻ chừng bảy tuổi lăn đùng ra giữa quán khóc rống lên chỉ vì mẹ không đồng ý cho cậu bé gọi thêm một phần thức uống.
Câu chuyện loáng thoáng có vẻ như con đang dư cân và phải kiêng đồ ngọt. Trên bàn la liệt thức ăn nhưng cậu nhóc vẫn cứ gào lên đòi một phần trà đào. Người phụ nữ cứ dỗ dành, giọng vẫn ngọt ngào tình cảm. Bạn tôi nói: “Nếu là mình, chắc mình cho liền mấy roi”.
Đa phần chúng ta chỉ nhìn thấy sự bất thường của người khác mà chẳng nhận ra rằng chính mình cũng không được bình thường. Bạn tôi thực ra cũng nuông chiều con thái quá. Hai con của bạn là những đứa trẻ luôn được người lớn đáp ứng mọi yêu cầu.
Trước đó, bạn vừa khoe mới mua cho con bộ tai nghe của Apple với giá hơn 4 triệu đồng. Một đứa trẻ 10 tuổi sở hữu một bộ tai nghe đắt tiền liệu có phải là bằng chứng cho thấy chúng ta đang sai, nhất là khi cảnh nhà bạn tôi cũng không quá dư dả?
Chúng ta thường nhân danh tình yêu thương và dễ dàng đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Việc đáp ứng những yêu cầu dù nhỏ nhất ấy giống như cách hóa giải một ám ảnh tâm lý trong tiềm thức của bố mẹ - những thiếu thốn của chính bản thân chúng ta trong quá khứ thường được giải quyết bằng việc bù đắp tất cả cho con.
Chúng ta không có thời gian cho con nên bù đắp bằng những thứ đắt tiền hoặc đáp ứng các yêu cầu của trẻ để chứng tỏ tình yêu đối với con. Cứ thế, chẳng cần bất cứ ràng buộc nào, người lớn đã vội đáp ứng mọi thứ.
Cách hành xử của cha mẹ đã biến bọn trẻ thành những đứa trẻ ưa ăn vạ, đòi hỏi, vòi vĩnh, xem việc người lớn đáp ứng nhu cầu của mình là chuyện hiển nhiên.
Tại sao những đứa trẻ được nuông chiều thường vô ơn?
Khi tôi đặt vấn đề này với nhiều bậc cha mẹ, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Thực sự đây cũng không phải là quan điểm dễ dàng được chấp nhận. Có mấy ai can đảm nhìn nhận lại quá trình dạy con của mình và điều chỉnh. Có mấy ai đủ tỉnh táo để nhận biết mình có đang đi sai đường, thương con mù quáng và đang tước đi cơ hội được trưởng thành của con. Mấy ai tự nhận thấy rằng thật đáng lo ngại trước một thế hệ được bảo bọc từ nhỏ đến lớn, cơm không tự ăn, nước có người nhắc mới uống.
Những đứa trẻ ấy chỉ biết ăn món nào ngon nhất, dùng đồ nào đẹp nhất mà không cần biết những thứ đó từ đâu mà có. Rồi chúng sẽ trở thành những con người chỉ quen hưởng thụ. Những đứa trẻ được bảo bọc từ bé, nâng như nâng trứng, chưa từng bị té đau, chưa từng vận động nặng… chắc chắn sẽ lớn lên với tâm thế thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự sắp đặt của người khác.
Truyền thông Trung Quốc từng kể câu chuyện về Lý Sâm - một người lớn lên trong một gia đình bình thường nhưng được bố mẹ nuông chiều một cách kỳ quặc. Thuở Lý Sâm là học trò, chỉ cần thầy cô phiền trách, bố mẹ anh đã xông vào trường quậy phá. Khi bố mẹ lần lượt qua đời, Lý Sâm không biết cách làm việc để nuôi sống bản thân, bởi mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ anh đã quen được bố mẹ làm cho. Sau đó, Lý Sâm phải đi xin ăn rồi chết cóng trong một mùa đông lạnh lẽo. Câu chuyện về cuộc đời Lý Sâm đã được nhiều ông bố bà mẹ lấy làm bài học để tự răn chính mình.
Tuấn - một du học sinh tại Úc - kể anh từng oán trách bố mẹ thay vì biết ơn, dù anh biết bố mẹ đã nuôi mình cực khổ suốt bấy nhiêu năm. Khi vừa đặt chân đến xứ người, điều khiến anh hoảng hốt nhất là khi nhớ ra mình không biết nấu cơm. Lúc đó, anh có cảm giác bố mẹ đã quá tàn nhẫn với mình khi không hề cho anh một trải nghiệm thực tế nào, kể cả những việc đơn giản như nấu cơm, rửa chén, quét nhà…
Anh đã từ chối về nhà khi cảm nhận bây giờ mình mới được sống. Mẹ Tuấn từng khóc hết nước mắt khi đứa con trai duy nhất mà đến lớp 10 mình vẫn còn gỡ xương cá cho ăn, những tưởng sẽ khó sống khi thiếu mẹ, lại quay lưng với bà trong chớp mắt với câu nói lạnh lùng: “Con không về nước nữa đâu”. Là con một, lại là đích tôn, Tuấn vốn được “ngậm thìa vàng” từ khi vừa ra đời. Mẹ anh từ một kế toán trưởng đã nghỉ việc ở nhà chăm con. Tuấn lớn lên trong những điều kiện vật chất thừa mứa và tình yêu thương đặc biệt của mẹ anh để rồi chính anh là người lên tiếng khước từ bố mẹ.
William Golding - tác giả từng đoạt giải Nobel Văn học - đã nói: “Nếu một đứa trẻ không bị trừng phạt bởi những hành vi sai, lớn lên chúng sẽ thành những con người hung ác”. Câu nói đó nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng không phải là không có lý. Không thể tự nhiên mà có những đứa trẻ lớn lên lại trở nên bạc bẽo và lạnh nhạt với chính gia đình mình.
Cũng chẳng có gì tự nhiên nếu sau này con chúng ta không biết ơn những gì bố mẹ đã làm cho chúng. Những câu nói kiểu như “Bố mẹ ngày xưa đã cực khổ, đã hy sinh mọi thứ, đã dành cho con những gì tốt đẹp nhất…” rồi cũng đến lúc trở thành những câu nói thừa thãi.
Cuối cùng, gia đình, bố mẹ vẫn là chốn bình an nhất cho những đứa trẻ lớn lên, trưởng thành. Yêu thương vẫn muôn đời là đích đến, là nền tảng của mọi vấn đề. Những đứa trẻ lớn lên vẫn luôn cần được yêu thương, chăm sóc, lắng nghe những lời tình cảm từ bố mẹ, hiểu rằng mình lớn lên ở một gia đình có nền nếp và được giáo dục đầy đủ để hội nhập, để có thể sống được ở bất cứ môi trường nào.
Quan trọng hơn, mỗi đứa trẻ cần được dạy làm người tử tế, biết thể hiện lòng biết ơn.
Theo Phụ Nữ TP.HCM
Thói quen sai lầm sẽ khiến cho trẻ bỏ lỡ giai đoạn phát triển ngôn ngữ quan trọng, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm nói, phát âm không rõ, ngôn ngữ kém logic...
" alt=""/>Con hư vẫn là tại mẹ?Bố mẹ của Luo đã chọn cho cô những đám giỏi giang giàu có hơn, nhưng Luo không đồng ý. Vì chuyện này, bố mẹ Luo phản đối gay gắt, thậm chí dọa cắt đứt quan hệ với con gái.
Thế nhưng Luo nhất định lấy người đàn ông mình đã chọn, nghĩ rằng nếu bỏ lỡ anh ấy, cô sẽ hối hận cả đời.
Sau khi kết hôn, Luo thấy cuộc sống hôn nhân quá mệt mỏi và vất vả. Hai vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn từ những chuyện nhỏ nhặt, rồi Luo cảm thấy ghen tị với những người có đời sống hôn nhân tốt hơn, ít ra họ không phải tối mắt tối mũi vì tiền, không phải lo lắng vì tiền, họ sống vui và dễ chịu biết bao nhiêu.
Luo muốn ly hôn nhưng hôn nhân là rất nhiều điều ràng buộc, đặc biệt là bao gồm cả con cái nên cô không thể bỏ chồng. Luo biết nếu ly hôn cô không thể đem con theo, mà cô thì không thể bị tách rời khỏi con được.
Song cuộc hôn nhân này kéo theo một nỗi đau dai dẳng cho Luo, cuối cùng cô bước chân vào những mối quan hệ ngoài luồng, chỉ để thấy cuộc sống của mình vui vẻ hơn một chút. Luo muốn cảm nhận hơi ấm từ đàn ông, muốn thấy ai đó vẫn còn thấy mình hấp dẫn.
Lần đầu ngoại tình, Luo vô cùng lo lắng và sợ hãi, nhưng người đàn ông đó đã mang đến cho cô niềm vui, điều mà từ lâu cô không còn tìm thấy ở chồng. Người đó cũng là người có điều kiện tốt, thường mua đồ cho Luo và cho cô thêm một ít tiền trong ví. Luo cảm thấy vui, cô không phải đau đầu vì tiền nữa, lại cảm nhận được hơi ấm. Đây là cuộc sống mà cô mong muốn.
Nhưng cô đã chia tay người đó được hơn một năm, bởi anh ta có người mới. Đám đàn ông chơi bời bên ngoài thường chiều chuộng người tình nhưng chẳng bao giờ chung thủy. Hết yêu thì sẽ tìm người khác.
Chính Luo cũng đã học được điều này từ nhân tình, cô bắt đầu tìm kiếm các mối quan hệ ngoài hôn nhân chủ động hơn và thay cũng chủ động hơn.
Về sau, Luo thay người tình rất nhanh, khi yêu thì cô tiêu tiền cùng họ, có thời điểm Luo yêu một lúc vài người, để có thể tiêu tiền của cùng lúc vài người. Mấy năm Luo chơi bời ngoài hôn nhân nhưng chồng cô không hề biết.
Luo đã mở một cửa hàng thời trang và tự kinh doanh. Cũng vì công việc mà cô có nhiều thời gian tự do bay nhảy hơn, chồng không bao giờ hoài nghi đặt câu hỏi cô đi đâu, làm gì vì luôn nghĩ vợ vùi đầu vào công việc và đang làm ăn ngày một khấm khá.
Ở tuổi gần 40, nhìn lại, Luo thấy rằng mình đã ngoại tình trên dưới 30 lần. Sau nhiều năm quan hệ ngoài hôn nhân, Luo giờ cảm thấy các cuộc tình ngoài luồng thật nhàm chán, vô vị.
Điều duy nhất khiến cô bước chân vào những cuộc tình đó có lẽ chỉ vì tiền, vì quan tâm đến túi tiền của những người đàn ông đó mà cô đến bên họ.
Sau ngần ấy cuộc tình, cảm giác còn lại trong Luo chỉ là sự trống rỗng. Bản thân cô thấy rằng không ít phụ nữ lao vào các cuộc tình ngoài luồng đều vì tiền, dù có nhân danh tình yêu, dù có nói rằng mình yêu, cứ làm một phép thử xem, sẽ không một ai trong số họ ở lại nếu chịu thiệt về kinh tế hay bị người tình ngừng chu cấp.
Gần 40 tuổi, Luo muốn quay về sống trung thực bên gia đình, bên con cái. Nhưng cô lo chồng sẽ phát hiện những chuyện mình đã làm. 30 cuộc tình vụng trộm đã trôi qua, cô không còn là Luo của cái thời ngây thơ yêu sống yêu chết, nhất quyết lấy người đàn ông mình đã chọn dù phải cãi lại gia đình. Một khi đã nhúng chàm, vết nhơ khó lòng rửa sạch. Cô liệu còn sống vui vẻ hạnh phúc cùng gia đình được hay không?
Theo Dân trí
Một phụ nữ ở tỉnh Aceh, Indonesia đã bị đánh 100 roi vì tội ngoại tình, trong khi người đàn ông kia phủ nhận mọi cáo buộc và chỉ phải nhận 15 roi.
" alt=""/>Người phụ nữ 30 lần ngoại tình vì đâu?